PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH, ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
Ngày 03/11/2023 Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1288/QĐ-TTg về Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đưa tỉnh Bắc Kạn đến năm
2030 trở thành tỉnh phát triển trung bình khá, bền vững của vùng với hệ thống
không gian phát triển hài hòa, hợp lý giữa đô thị và nông thôn, giữa khu vực
phát triển kinh tế với các khu vực bảo tồn sinh thái, văn hóa. Tập trung phát
triển đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có thế mạnh của
Tỉnh với nông, lâm nghiệp là nền tảng; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
công nghiệp là một động lực phát triển. Đây là cơ sở, định hướng cho tỉnh Bắc Kạn
phát triển trong thời gian tới, tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực, phát
huy tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư của tỉnh.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với điều
kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, tỷ lệ che phủ rừng lớn, nhiều thác, hồ, hang
động được thiên nhiên ban tặng với cảnh quan đẹp, kỹ vỹ. Khu du lịch hồ Ba Bể được
đầu tư sẽ trở thành Khu du lịch quốc gia với các sản phẩm, loại hình du lịch độc
đáo, mang bản sắc riêng và liên kết chặt chẽ với các khu du lịch trong vùng
trung du và miền núi phía Bắc. Trên địa bàn tỉnh
còn có di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử Quốc gia
chiến thắng Đèo Giàng, Đồn Phủ Thông, di tích lịch
sử Nà Tu và với nhiều lễ hội, phong tục đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Ngoài ra, Bắc Kạn có diện tích đất
lâm nghiệp hơn 417 nghìn ha, chiếm hơn 85% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong
đó, diện tích đất lâm nghiệp có rừng hơn 374 nghìn ha, rừng tự nhiên hơn 271
nghìn ha và rừng trồng là hơn 103 nghìn ha, sản lượng gỗ khai thác đạt hơn 337
nghìn m3. Với những yếu tố trên, tỉnh Bắc Kạn rất thuận lợi trong
phát triển kinh tế rừng với trọng tâm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm
sản, dược phẩm, dược liệu, gỗ và sản phẩm khác.
Trong
lĩnh vực công nghiệp, xác định phát
triển công nghiệp theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất gắn với đẩy mạnh
chuyển dịch tăng tỷ trọng các ngành có kỹ thuật, công nghệ cao ít gây ô nhiễm
môi trường. Đối với công nghiệp khoáng sản tỉnh đã khoanh định 128
khu vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Đây là lợi thế của tỉnh trong
thu hút các nhà đầu tư về khai thác, sản xuất, chế biến sâu, chế biến quặng
chì, kẽm mang lại giá trị kinh tế cho địa phương. Các
Khu, cụm công nghiệp được quy hoạch tại các vị trí thuận lợi, kết nối thuận tiện
với các hạ tầng hiện có, gần vùng nguyên liệu nhằm thu hút các nhà đầu tư phát
triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chuyên sâu phù hợp với tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh về khoáng sản và nông, lâm nghiệp.
Xác định được những tiềm năng, lợi
thế của tỉnh, những năm qua công tác xúc tiến đầu tư được tỉnh Bắc Kạn quan
tâm, chỉ đạo và ban hành
các văn bản như: Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 22/4/2021 về đẩy mạnh cải các
hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị
quyết số 18/NQ/TU, ngày 12/8/2021 về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 12/8/2021 về
phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm
2030…Ngày
20/5/2024, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh
nghiệp tỉnh Bắc Kạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu và đề xuất đầu tư tại tỉnh,
cũng như giải quyết các khó khăn vướng mắc và hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực
hiện dự án. Nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với các nhà đầu tư lớn, tiềm năng
đang quan tâm, nghiên cứu đầu tư tại tỉnh như: Tập đoàn Sun Group; Tập đoàn
FPT; Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thành; Công ty Cổ
phần Erex, Nhật Bản; Công ty cổ phần Dịch vụ Onsen Fuji… Tỉnh hoàn thành
đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp Huyền Tụng, Quảng Chu, Nam Bằng
Lũng, Vằng Mười, Thanh Thịnh để tạo mặt bằng sạch mời gọi các nhà đầu tư. Đến
nay, tỉnh Bắc Kạn đã thu hút được 184 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 22.400 tỷ đồng (trong đó, có
170 dự án ngoài khu công nghiệp, 14 dự án trong khu công nghiệp).
Đặc biệt, tỉnh
Bắc Kạn đã thu hút và chấp thuận chủ trương đầu tư của Công ty TNHH Tập đoàn
Better Power (nhà đầu tư Đài Loan) với dự án sản xuất, gia công giày, dép, đế
giày xuất khẩu Bắc Kạn có tổng mức đầu tư 25 triệu USD, công suất 10 triệu
đôi/năm và thu hút khoảng 5.000 lao động địa phương. Nhiều dự án đã được Tổ công tác đặc biệt giải quyết tồn
tại, vướng mắc, tháo gỡ khó khăn đã đi vào hoạt động như: Dự án đầu
tư xây dựng nhà máy luyện chì công suất 5.000 tấn/năm của Công ty TNHH Hoàng
Nam; Dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng chì kẽm khu vực Ba Bồ của
Công ty TNHH Ngọc Linh,.. tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng
thu ngân sách cho tỉnh.
Tuy nhiên, công tác thu
hút đầu tư của tỉnh trong những năm qua còn nhiều hạn chế như: Thông tin quảng
bá, xúc tiến về môi trường đầu tư chưa
phong phú, hình thức tuyên truyền chưa hấp dẫn; việc huy động
các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa tập trung cho công tác xúc tiến đầu tư chưa
cao. Công tác lập các loại quy hoạch, kêu gọi tài trợ quy hoạch còn chậm; chưa
thu hút được nhiều dự án đầu tư, nhất là các dự án phát triển du lịch, thương mại,
đô thị và công nghiệp. Việc
phối hợp, hỗ trợ thủ tục hành chính sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư vẫn
còn mất nhiều thời gian. Một số dự án lớn được chấp thuận đầu tư nhưng chậm tiến
độ hoặc hoạt động không hiệu quả,…Nguyên nhân của những hạn chế trên do Bắc Kạn
là tỉnh miền núi, với điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, mặt bằng các khu, cụm công nghiệp còn thiếu.
Hệ thống các quy định pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo, một số thủ tục đầu tư còn rườm rà, phức tạp. Để đẩy
mạnh xúc tiến đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời gian tới cần
thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm
năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. Tiếp tục quan tâm, chăm sóc, đồng hành và hỗ trợ các đối
tác trọng điểm, dự án của các tập đoàn lớn đang hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng
như: Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Thái Bình, Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch
Onsen Fuji, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. Phối hợp với Thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện thỏa thuận hợp tác đầu tư đã ký kết trong giai đoạn tới.
Đa dạng hóa công tác nghiên cứu tiềm năng thị trường, tích cực xúc tiến đầu tư
với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ
hai, xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường chính
sách, tiềm năng, cơ hội đầu tư. Tích
cực tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư liên ngành, liên vùng do Bộ,
ngành và các tỉnh, thành phố tổ chức theo từng chuyên đề, lĩnh vực. Nghiên cứu,
xây dựng phim tài liệu, phóng sự phát thanh, truyền hình để tuyên truyền quảng
bá tiềm năng, văn hóa, du lịch, các dự án mời gọi đầu tư. Thường xuyên đăng tải
các thông tin nhằm quảng bá môi trường đầu tư và các cam kết của tỉnh về cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Áp dụng triển khai nền tảng số hóa, đăng tải
công khai trên cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tư của tỉnh và các trang
thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương.
Thứ
ba, hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư: Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa
cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong quá
trình thực hiện thu hút, hỗ trợ đầu tư các dự án ngoài ngân sách, các sở, ban,
ngành, địa phương phải nhanh chóng, kịp thời giải quyết dứt điểm các khó khăn,
vướng mắc liên quan đến các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xử lý, nhất là
thủ tục đầu tư về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, chuyển đổi mục đích sử
dụng rừng. Tiếp tục tổng hợp, tiếp
thu các kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã và chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh để
chủ động phối hợp đôn đốc các sở, ngành, địa phương giải quyết theo thẩm quyền,
quy định.
Thứ
tư, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu
tư. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư. Nâng cấp, duy trì có hiệu quả Trang Thông tin xúc
tiến đầu tư của tỉnh Bắc Kạn. Đẩy mạnh hơn nữa công tác giới thiệu thông tin về
tỉnh, trang Thông tin xúc tiến đầu tư của tỉnh, website của Sở Kế hoạch và Đầu
tư đã được liên kết giới thiệu trên các website khác như: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Cục Đầu tư nước ngoài và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Miền Bắc, Liên đoàn
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cổng
giao dịch điện tử tỉnh Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn điện tử, các Trung tâm Xúc tiến đầu
tư, Thương mại của các tỉnh thành khác.
Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trên địa
bàn tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư, đảm bảo thống nhất, hiệu quả. Hỗ trợ
các nhà đầu tư trong việc đi khảo sát thực tế, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ
làm công tác xúc tiến đầu tư, thực hiện tốt chức năng hỗ trợ, hướng dẫn doanh
nghiệp khi thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, hướng dẫn
thủ tục đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư liên quan đến từng lĩnh vực, địa
bàn đầu tư.
Thứ
năm, hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư. Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường kết nối với các cơ quan ngoại giao, hiệp
hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài tiềm
năng để mời gọi đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn. Thường xuyên tổ chức các hội nghị gặp
mặt, đối thoại với doanh nghiệp, chủ động giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì và tiếp tục đầu tư vào các dự án phù
hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn hiện nay./.
ThS Hà Thị Vui
Trưởng khoa Xây dựng Đảng