DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chủ tịch
Hồ Chí Minh - Anh hùng
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta những di
sản vô cùng quý giá, đặc biệt là bản Di chúc thiêng liêng được kết tinh từ tư tưởng đạo đức và tâm hồn cao đẹp
của một anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, một chiến sĩ đấu
tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình, tiến bộ, phát triển trên thế giới. Đây
là một văn kiện lịch sử đặc biệt, một “quốc bảo” có giá trị lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
Bản Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình lý luận to lớn có giá trị lịch sử và ý
nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Hơn 50 năm
trôi qua, nhưng Di chúc của Người vẫn mang giá trị thời sự sâu sắc, là ngọn đuốc
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Trong số rất nhiều
tác phẩm , Di chúc là tác phẩm được Người viết lâu nhất. Người đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc vào ngày 10/5/1965, khi Người
tròn 75 tuổi, Người xem và sửa lại lần cuối vào ngày
20/5/1969, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 79 của Người. Bản Di chúc thể hiện tâm nguyện, tình cảm, sự cẩn trọng, trách nhiệm của Người với Tổ
quốc, với Nhân dân và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Mặc dù Người
khiêm nhường viết: “Tôi để lại mấy lời này” cho đồng bào, đồng chí, nhưng bản Di chúc
là văn kiện lịch sử đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam. Tư tưởng chủ đạo và bao
trùm trong Di chúc là: Không có gì quý hơn độc lập, tự do; hòa
bình, thống nhất, dân chủ và dân giàu, nước mạnh; tất cả vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, vì hạnh phúc của con
người…Di chúc của Người dù chỉ vỏn vẹn hơn 1.000 từ, nhưng chứa đựng nội dung của
một đại tổng kết lý luận và thực tiễn về sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc,
về Đảng, đất nước, về quốc tế và về việc riêng của Người. Đồng thời, đây cũng
là một thiết kế lý luận về đổi mới và phát triển, định hướng cho bước đường
phát triển của cách mạng Việt Nam trong tương lai, mục tiêu cao nhất là hướng tới
quyền làm chủ và hạnh phúc của Nhân dân. Chính sự cẩn trọng,
sửa chữa, bổ sung nhiều lần và với tư tưởng chủ đạo, bao trùm bởi những nội
dung cơ bản toàn diện, Di chúc của Người thực sự là một văn kiện lịch sử đặc biệt,
di sản vô giá, được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là “Bảo
vật quốc gia” ngay từ đợt 1 (tháng 10/2012).
Di chúc của Người
vẫn mãi là văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc,
soi đường cho cách mạng Việt Nam phát triển, điều
này được thể hiện
ở một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục củng cố,
tăng cường niềm tin sắt đá và định hướng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quyết tâm vượt mọi khó khăn,
gian khổ, hy sinh để giành thắng lợi trọn vẹn vào đầu năm 1975.
Thứ hai, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với hệ thống
tư tưởng của Người là kim chỉ nam để cách mạng Việt Nam kiên định thực hiện độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vững bước trên con đường xây dựng xã hội xã hội
chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, theo ước nguyện của Người: “Thắng
giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!” .
Thứ ba, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh định hướng cụ thể, toàn diện
cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới. Làm theo Di chúc của
Người, Đảng ta tăng cường xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, để tiếp tục giữ vững,
phát huy truyền thống quý báu của Đảng, bảo đảm sức mạnh toàn diện về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và đạo đức của Đảng trong điều kiện mới. Thường xuyên chỉnh đốn,
làm cho Đảng mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu, xứng đáng là người lãnh đạo, người
đày tớ thật trung thành của nhân dân, đồng thời quan tâm chăm lo giáo dục, đào
tạo thanh niên, thiếu niên, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Thứ tư, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi sáng cho sự nghiệp
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của con người và thực hiện an sinh xã hội
bền vững; thực hiện trọn vẹn ước nguyện của Người: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành” .
Thứ năm, dưới ánh sáng soi đường của quan điểm “cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng đường lối đối ngoại rộng mở,
phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, thu được những thắng lợi
to lớn, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong bối
cảnh và tình hình mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng
trong Di chúc của Người về đoàn kết quốc tế, xây dựng đường lối đối ngoại rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác, hội nhập và đạt được những thành tựu
quan trọng, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Di chúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn. Đọc tác phẩm Di chúc của Người, chúng ta suy ngẫm về những tâm huyết cuối cùng trước
lúc Người đi xa. Với tất cả tình cảm, lòng kính yêu vô hạn và niềm tin tuyệt đối
vào lý tưởng, hoài bão của Người, cả dân tộc ta đồng lòng quyết tâm thực hiện
thắng lợi Di chúc thiêng liêng và sự nghiệp cách mạng do Người khởi xướng, xây
dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh như Người hằng mong muốn.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 15, tr. 612.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 15, tr. 627.
ThS Nguyễn Thị Thu Huyền
Giảng viên, Khoa
Lý luận cơ sở