NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “ĐOẠN SUỐI TỰ QUẢN” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
Pác Nặm là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, cách
trung tâm Thành phố Bắc Kạn 95km. Huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm
các xã: Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La, Bộc Bố, Bằng Thành, Nhạn Môn, Giáo
Hiệu, Công Bằng, Cổ Linh, Cao Tân. Các xã trên địa bàn huyện đều có những con
suối hợp thành nên những con sông chảy trên địa bàn huyện và huyện có ba nhánh
Sông chính, là một trong những đầu nguồn của dòng Sông Năng.
Trong những năm gần đây, nhằm phát huy vai trò tự quản của quần
chúng nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi và làm
giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn nông
thôn, phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu số 19 về an ninh trật tự trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn; gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch
cộng đồng bền vững. Một số xã của huyện Pác Nặm đã xây dựng mô hình “Đoạn suối
tự quản”, như: Đảng ủy xã Nhạn Môn đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/ĐU, ngày
12/9/2023 về xây dựng mô hình “Đoạn suối tự quản” trên địa bàn xã; UBND xã Giáo
Hiệu ban hành Kế hoạch số 53/KH-BCĐ, ngày 20/5/2024 khảo sát xây dựng mô hình
“Đoạn suối tự quản” xã Giáo Hiệu…. Các văn bản đều được xây dựng phù hợp với
điều kiện địa lý địa phương, nhận được sự hưởng ứng và đồng thuận cao của cán
bộ và nhân dân trên địa bàn 02 xã.
Trong các văn bản của đảng ủy và chính quyền 02 xã nêu trên đều
quy định rõvbiện pháp bảo vệ, cấm sử dụng
các hình thức, phương tiện, vật dụng săn bắt thủy sản như: Máy xung kích điện,
thuốc nổ, thuốc độc, đánh bả, lặn bắn, ngăn dòng; các hình thức khác gây sát
thương và hủy diệt cao; nghiêm cấm các hành vi phá hoại cảnh quan môi trường
hai bên bờ sông, cấm đổ thải (đất, vật liệu xây dựng, rác thải, xác động vật…)
gây ô nhiễm môi trường, đào nắn bờ sông… Đồng thời, quy định về hình thức đánh bắt thủy sản: Đối
với năm đầu tiên xây dựng mô hình không được đánh bắt dưới mọi hình thức nhằm tạo
nguồn để phát triển thủy sản. Sau 1năm nhân dân trong thôn được đánh bắt thủy sản
bằng hình thức câu, quăng chài, đánh lưới vào khoảng thời gian nhất định trong
tháng để Tổ bảo vệ thuận lợi trong công tác kiểm soát. Cụ thể, nhân dân trong
thôn được đánh bắt thủy sản tại đoạn suối của thôn mình quản lý bằng hình thức
câu, quăng chài, đánh lưới từ 06 giờ đến 18 giờ trong ngày (ngày do nhân dân tự định, chỉ chọn 01 ngày để đánh trong tháng (hoặc 2 tháng đánh 1 lần hoặc nhiều
hơn sẽ xin ý kiến của nhân dân để thống nhất chung) và
đối tượng đánh bắt thủy sản được quy định
rất rõ là cấm công dân ngoài thôn đến khai thác thủy sản tại đoạn suối tự quản
của thôn dưới mọi hình thức.
Kết quả thực hiện
cho thấy, tại “Đoạn suối tự quản” cảnh quan môi trường đã trở nên xanh, sạch, đẹp;
các loài thủy sản không ngừng sinh sôi, phát triển, góp phần bảo tồn và gìn giữ
những loài thủy sản đặc hữu ở địa phương… Thấy được hiệu quả của mô hình “Đoạn
suối tự quản” đến nay đã có thêm 02 xã là
Bộc Bố và Bằng Thành bắt đầu triển khai mô hình “Đoạn suối tự quản” tại các
thôn có suối chảy qua.
Mô hình tự quản cộng đồng dân cư ở thôn được
hiểu là tổ, nhóm hộ gia đình, cá nhân trong cùng một địa bàn dân cư cùng nhau tổ
chức, quản lý, thực hiện các hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự giác, tự chịu
trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến đời sống, lao động, sinh hoạt của
mình ở cộng đồng. Các mô hình tự quản đều phải được đặt dưới sự lãnh đạo của cấp
ủy Đảng và sự quản lý của chính quyền địa phương. Tổ chức hoạt động tự quản
chính là hình thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý xã hội.
Từ đó phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó nhân dân trong cộng đồng dân cư, góp
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống;…Mô hình “Đoạn suối tự quản” đã được triển khai tại một số xã của huyện
Pác Nặm trong thời gian qua đã phát huy được những giá trị đó. Để mô hình “Đoạn
suối tự quản” được nhân rộng trên địa bàn các xã của huyện Pác Nặm và xa hơn là
các xã trong tỉnh có sông, suối chảy qua cần:
Một
là,
các xã cần tăng
cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo
đảm an ninh, trật tự. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của nhân dân trong
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hai là, tích cực tổ chức, tuyên
truyền mô hình “Đoạn suối tự quản” cho quần chúng nhân dân trên địa bàn xã hiểu
rõ về lợi ích của mô hình này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong phát triển
mô hình. Tạo được sự hưởng ứng,
đồng tình trong quần chúng nhân dân, tham gia đóng góp tích cực
cùng với cấp ủy Đảng, chinh quyền và các ban, ngành, đoàn thể xã triển khai xây
dựng mô hình.
Ba là, gắn việc xây dựng mô hình
“Đoạn suối tự quản” với việc đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tạo cơ sở vật chất, tinh thần, nâng cao
đời
sống nhân dân về mọi mặt, bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự ở địa phương Tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân hiểu được lợi ích của việc bảo vệ các nguồn
lợi thủy sản trên dòng suối tự nhiên.
Mô hình tự quản nói chung, mô hình “Đoạn suối tự quản” nói riêng
là điều tất yếu trong các cộng đồng dân cư để tạo ra sức mạnh tập thể trong
việc giải quyết các công việc chung liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội
và nếp sống văn minh trong cộng đồng. Mô hình này, đã, đang và tiếp tục được duy
trì, triển khai rộng rãi tại một số xã trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn
hiện nay./.
-----------------
Tin và ảnh: ThS Trần Doãn Quyên - Phó Hiệu trưởng