GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC KẠN TRƯỚC YÊU CẦU BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Thực hiện Nghị quyết số
35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn không ngừng nâng cao nhận thức và có thái độ đúng đắn đối với nhiệm vụ
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch.
Đội ngũ giảng viên luôn chú trọng lồng ghép,
tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngay từ khâu nghiên cứu,
soạn giáo án đến phân tích, giảng giải trên lớp đối với các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng. Tích cực, chủ động viết bài đăng tải trên Bản tin “Xây dựng
Đảng” của Ban Tuyên giáo tỉnh, Bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn Trường
Chính trị tỉnh Bắc Kạn” trang Website của Trường; tham gia viết bài hội thảo
khoa học, tham gia đầy đủ các cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức; phản bác các luận điệu
thù địch, phản động trên không gian mạng… Tuy nhiên, việc lồng
ghép nội dung phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trong
từng bài giảng của một số giảng viên còn hạn chế, chưa đưa ra nhiều ví dụ cụ
thể. Nội dung khai thác phục vụ bài viết bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong
tình hình mới chưa đa dạng, phong phú… Nguyên nhân do nhiều yếu tố khách quan,
chủ quan, giảng viên khó tiếp
cận các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch để nhận diện, còn hạn chế trong chuyển tải đến học viên các biện pháp đấu tranh chống lại các luận điệu sai
trái của các thế lực thù địch và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; cơ sở vật chất, trang thiết
bị của Trường chưa đồng bộ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, nghiên
cứu học tập của học viên. Điều này gây ra những khó khăn nhất định trong việc
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập của giảng viên và học viên.
Trong
thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, đội ngũ giảng viên
Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn cần tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Mỗi giảng viên cần tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách
mạng góp phần
quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng
Phẩm chất chính
trị, đạo đức cách mạng của
người giảng viên chính là sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; không hoang mang dao động về chính trị tư
tưởng; lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch phản
động luôn lợi dụng mọi sơ hở, yếu kém, lợi dụng sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để lôi kéo, tuyên
truyền, nhằm làm suy yếu nội bộ từ bên trong, làm cán bộ, đảng viên “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” thì đội ngũ giảng viên nhà trường cần nâng cao ý thức
không ngừng trau dồi, hun đúc lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị
để luôn vững vàng, không dao động về tư tưởng, chính trị, không ngả nghiêng, mơ
hồ, dao động trong đấu tranh… Đây là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết của mỗi
một giảng viên, không chỉ góp phần to lớn trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới, mà còn góp phần thực hiện thắng lợi Kết luận
số 21-KL/TW, ngày 15/10/2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Khóa XIII; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII; Quy định số 37-QĐ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương về 19 điều đảng viên không được làm, các quy định về
nêu gương, tu dưỡng đạo đức cách mạng, thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm
túc trong Đảng…
- Đội ngũ giảng viên cần thực hiện tốt gương
mẫu trong đời sống xã hội cũng như trong giảng dạy lý luận chính trị. Luôn
chủ động nâng cao kiến thức xã hội về mọi mặt, gương mẫu trong thực hiện nhiệm
vụ, xây dựng cho mình nhận thức chính trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông
tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin chính
thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều hùa theo luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch. Thường xuyên cập nhật và nắm vững quan điểm thông
tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, mà trước hết và quan trọng nhất là hiểu
rõ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi
tham gia mạng xã hội, mọi cán bộ, giảng viên cần cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi phát ngôn, chia sẻ thông tin.
- Giảng viên không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách
nhiệm thực hiện tốt công tác chuyên môn. Nếu giảng viên không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phản biện xã hội và tinh thần
trách nhiệm cao sẽ không thể hoàn
thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch. Do đó, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên phải không ngừng học tập, tham gia
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, các lớp tập huấn… nhằm không ngừng nâng
cao trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học, cập nhật
kịp thời thông tin thời sự trên thế giới, thực tiễn trong nước, địa phương cho
học viên (cán bộ, đảng viên) các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng lý luận sắc
bén và trang bị cho các học viên (thành viên của hệ thống chính trị và các tổ
chức xã hội) năng lực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên
mạng xã hội. Từ đó, nâng cao tính tích cực phản bác các luận điệu sai trái,
xuyên tạc, thù địch trên mạng xã hội cho đội ngũ cán bộ, đảng viên (học viên) của
hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội cấp cơ sở.
- Đội ngũ giảng viên tích cực, chủ
động tích hợp nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tích cực, chủ động tích hợp nội
dung về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học (từ đề tài khoa học các cấp
đến bản tin, sáng kiến kinh nghiệm, website, tham luận,…); trong soạn giáo án
và trong từng tiết giảng, bài giảng thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng của
Trường. Vì vậy, đòi
hỏi đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải có bản lĩnh chính trị vững vàng,
không được lơ là, chủ quan, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
ThS Nguyễn Ngọc Minh
Phó Trưởng khoa
Xây dựng Đảng