CHI BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC KẠN TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ NĂM 2025
Sinh
hoạt chuyên đề là hoạt động thường xuyên nhằm đẩy
mạnh, nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt cấp ủy, chi bộ thường kỳ và
chuyên đề; đưa việc tổ chức sinh hoạt chi bộ ngày càng đi vào nền nếp. Nâng cao
chất lượng sinh hoạt chuyên đề là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp
phần đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nhận thức rõ điều này, việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong
những năm qua đã được Chi bộ Trường Chính trị thực hiện nghiêm túc theo Hướng dẫn số 08-HD/ĐU ngày 23/8/2018 của Đảng ủy Các cơ
quan tỉnh về một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Thông qua sinh hoạt chuyên đề, việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị được nâng cao, phát huy được
tinh thần dân chủ, trí tuệ, rèn luyện khả năng, kỹ năng của đảng viên trong thực
hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng và thực hiện nhiệm vụ của người
đảng viên.
Để sinh hoạt chuyên đề đạt hiệu quả,
việc lựa chọn nội dung chuyên đề có vai trò vô cùng quan trọng. Lựa chọn nội dung chuyên đề đúng, phù hợp, gắn với thực tiễn sẽ giúp đảng viên được phân công
chuẩn bị nắm chắc vấn đề và đảng viên thảo luận sôi nổi, có chất lượng tại cuộc
họp, ngược lại nếu lựa chọn nội dung không phù hợp sinh hoạt
chuyên đề sẽ không đem
lại chất lượng, hiệu quả. Việc lựa chọn nội dung các chuyên đề cơ bản phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, gắn với tổ chức thực hiện
Kết luận số 01-KL/TW ngày
18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu
gương gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”; các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Năm 2025, ngay từ đầu năm Chi uỷ đã định
hướng
các nhóm vấn đề phù hợp với nhiệm vụ chính trị của chi bộ và trách nhiệm của
đảng viên để các tổ đảng đề xuất nội dung chuyên đề như: Học tập và làm theo theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc thực hiện Quy
định 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng
của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới;
nghiên cứu, vận dụng các tác phẩm của đồng chí cố
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng... Chi
bộ Trường Chính trị xây dựng kế hoạch tổ
chức sinh hoạt 04 chuyên đề trong đó thực hiện 01 sinh hoạt về nguồn thăm địa
chỉ đỏ và 03 chuyên đề với những nội dung cụ thể, thiết thực gắn với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn, bám sát các quy định của Đảng và Nhà nước.
Nội dung sinh hoạt chuyên đề được Chi uỷ xây dựng trên cơ sở đề
xuất của các tổ đảng, cụ thể:
Chuyên đề 1,
giảng viên Trường Chính trị lồng ghép chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa và chuyên đề năm 2024, 2025 vào giảng dạy
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Chuyên đề 2,
cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn gương mẫu khiêm tốn, tu dưỡng,
rèn luyện, học tập suốt đời theo Quy định 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ
Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới.
Chuyên đề 3,
cán bộ, giảng viên Trường
Chính trị tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu, học tập những giá trị cốt lõi trong
tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chi
ủy đã giao nhiệm vụ phụ trách xây dựng dự thảo đề cương chuyên đề phù hợp với nội
dung thực hiện chuyên môn của các tổ đảng. Để thực hiện tốt kế hoạch sinh hoạt
chuyên đề năm 2025, Chi bộ Trường Chính trị cần thực hiện tốt một số nội dung
sau:
Chi ủy
thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc các tổ Đảng, đảng viên chi bộ thực hiện
tốt kế hoạch. Cấp ủy là hạt nhân đoàn kết, tiêu
biểu về năng lực, trí tuệ của chi bộ, cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại
hội. Chi uỷ nhất là đồng chí Bí thư cần nắm vững các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt
đảng, quy trình, nội dung, hình thức, tính chất, yêu cầu của một buổi sinh hoạt
chuyên đề có chất lượng; các kỹ năng cần thiết trong chuẩn bị, điều hành sinh
hoạt chi bộ... Cần khơi gợi, phát huy
tính dân chủ, nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực hiện tự phê bình và phê bình
của đảng viên trong việc tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong sinh hoạt, đặc
biệt quan tâm đến đánh giá những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc
phục, trên tinh thần xây dựng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật Đảng, xây dựng
đoàn kết, thống nhất cao trong Chi bộ. Đảm bảo các ý kiến đưa ra được thảo luận
kỹ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là các ý kiến trái chiều.
Tổ đảng, đảng viên được
giao phụ trách chuyên đề cần chuẩn bị tốt nội
dung chuyên đề. Đảng viên được phân công chuẩn bị dự thảo phải am
hiểu nội dung chuyên đề, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, nghiên cứu,
sưu tầm, thu thập số liệu, tài liệu có liên quan để xây dựng. Cần làm rõ
thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của nội dung chuyên đề gắn với thực tiễn
công việc, năng lực và điều kiện của cán bộ, đảng viên. Dự thảo chuyên đề phải được thông qua chi ủy và gửi tới đảng viên nghiên
cứu trước khi tổ chức sinh hoạt.
Các tổ đảng khác và đảng
viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đưa
ra các giải pháp để hoàn thiện chuyên đề. Các ý kiến đóng góp cần tập trung vào
nội dung chuyên đề sinh hoạt đồng thời có liên hệ với vị trí công tác để góp phần
nâng cao chất lượng chuyên môn, ý thức trách nhiệm trong công việc, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Sinh hoạt chuyên đề là một trong những hoạt động cần thiết để
nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, là yêu cầu bắt buộc đối với các chi bộ.
Việc duy trì nền nếp sinh hoạt chuyên đề trong sinh hoạt chi bộ gắn với chuyên
môn, hình thức tổ chức thích hợp, thời gian hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, khắc phục vấn đề ngại nói, không nói và sợ
nói của đảng viên, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đội ngũ
viên chức, người lao động; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức Đảng và xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi
nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
ThS Cù Thị Thu Trang
Trưởng phòng QLĐT&NCKH